Căn cứ vào tháng tuổi và cân nặng, xác định điểm tương ứng trên "Biểu đồ phát triển trẻ em" rồi đánh giá mức độ gầy béo như sau:
- Kênh A: bình thường
- Kênh B: suy dinh dưỡng vừa
- Kênh C: suy dinh dưỡng nặng
- Kênh D: suy dinh dưỡng rất nặng
- Kênh E: béo
Biểu đồ phát triển trẻ em
Tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) dựa vào Cân nặng (kg) và Chiều cao (m) theo công thức:
Tính chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) dựa vào Cân nặng (kg) và Chiều cao (m) theo công thức:
Tuy nhiên, chỉ số BMI chưa tính đến yếu tố chủng tộc, tuổi tác và giới tính nên có độ chính xác không cao. Để đánh giá chính xác hơn cần dựa vào tỉ lệ chất béo (TLCB) trong cơ thể. TLCB của người bình thường dao động từ 20% đến 30%, thấp dưới 10% bị coi là nguy hiểm. Đàn ông có TLCB cao hơn 25% và đàn bà có TLCB cao hơn 35% được xem là béo phì.
TLCB được đo bằng phương pháp "Dual-energy X-ray Absorptiometry" (DXA) dùng hai tia X-quang chiếu vào cơ thể và dựa vào tín hiệu nhận được để xác định lượng chất béo, lượng nạc, lượng xương... trong cơ thể. Phương pháp này chính xác nhưng giá thành cao và chỉ khoảng 15% cơ sơ y tế ở Việt Nam có thiết bị.
Gallagher đã đưa ra công thức để tính TLCB dựa trên chỉ số BMI, tuổi và giới tính đối với người châu Á:
Từ công thức trên tính ngược BMI theo TLCB:
Đàn ông có TLCB cao hơn 25(%) và đàn bà có TLCB cao hơn 35(%) được xem là béo phì. Vì vậy, công thức tính BMI đối với người châu Á béo phì theo tuổi như sau: